100g tóp mỡ bao nhiêu calo? Ăn tóp mỡ có béo không?

100g tóp mỡ bao nhiêu calo? Ăn tóp mỡ có béo không?

Bạn đang xem bài viết 100g tóp mỡ bao nhiêu calo? Ăn tóp mỡ có béo không? tại Alothit.vn  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Tóp mỡ là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích nhờ vào độ giòn béo ngon miệng. Vậy tóp mỡ có bao nhiêu calo và ăn tóp mỡ có làm tăng cân không? Trong bài viết hôm nay, Alothit.vn sẽ giải đáp những thắc mắc này.

Thành phần dinh dưỡng của tóp mỡ

Giá trị dinh dưỡng của tóp mỡ

100g tóp mỡ bao nhiêu calo? Ăn tóp mỡ có béo không?Tóp mỡ chứa hàm lượng đạm cao

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tóp mỡ là một nguồn thực phẩm giàu năng lượng và chất béo. Trong 100g tóp mỡ có chứa 856 calo cùng với hàm lượng protein lên đến 70%.

Tuy nhiên hàm lượng carbohydrate, chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa trong tóp mỡ vẫn khá thấp so với những loại một số món ăn vặt khác như khoai tây chiên và bánh biscuit.

Công dụng của tóp mỡ

Tóp mỡ có công dụng gì đối với sức khỏe?Tóp mỡ có công dụng gì đối với sức khỏe?

Công dụng đầu tiên phải kể đến của tóp mỡ chính là cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Nguồn năng lượng trong tóp mỡ còn vượt qua cả mức năng lượng cho một bữa ăn.

Theo tờ Daily Mail của Anh, hàm lượng vitamin D có trong mỡ lợn cũng dồi dào hơn cả trong quả bơ. Chất dinh dưỡng này giúp thúc đẩy sự hấp thụ canxi vào cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức mạnh cơ bắp, điều trị bệnh xương khớp, đồng thời góp phần cải thiện hoạt động của hệ tim mạch và hệ hô hấp.

Ngoài ra, chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa trong tóp mỡ có thể khiến các mao mạch máu trở nên bền vững hơn, từ đó giảm nguy cơ tai biến, đột quỵ hoặc mắc nguy mắc các bệnh về tim mạch.

Với giá trị dinh dưỡng và những công dụng trên, tóp mỡ lợn có thể phù hợp cho những người thường xuyên chóng mặt do thiếu máu, người bị ho khan hoặc suy dinh dưỡng.

100g tóp mỡ có bao nhiêu calo?

Tóp mỡ lợn (heo) có bao nhiêu calo?

Tóp mỡ lợn (heo) có bao nhiêu calo?Tóp mỡ lợn (heo) có bao nhiêu calo?

Mỡ lợn cung cấp mức năng lượng rất cao, 100g mỡ lợn chứa 841 calo và 100g tóp mỡ lợn chứa đến 856 calo do quá trình chiên rán.

Mỡ cá có bao nhiêu calo?

Mỡ cá có bao nhiêu calo?Mỡ cá có bao nhiêu calo?

Mức năng lượng trong 100g mỡ cá thấp hơn trong mỡ lợn, khoảng 782 calo. Trong đó, mỡ cá hồi sẽ chứa nhiều năng lượng hơn, khoảng 786 calo.

Mỡ gà bao nhiêu calo?

Mỡ gà bao nhiêu calo?Mỡ gà bao nhiêu calo?

Mỡ gà rất giàu năng lượng, cụ thể 100g mỡ gà chứa đến 900 calo.

Chả mỡ bao nhiêu calo?

Chả mỡ bao nhiêu calo?Chả mỡ bao nhiêu calo?

Mức năng lượng của chả mỡ cao hơn so với những loại chả khác do có sử dụng thêm mỡ lợn để tăng độ béo. Trong 100g chả mỡ cung cấp cho cơ thể 404 calo

Mỡ hành có bao nhiêu calo?

Mỡ hành có bao nhiêu calo?Mỡ hành có bao nhiêu calo?

Mỡ hành có tác dụng gia tăng hương vị cho món ăn nên mức năng lượng cung cấp khá thấp. Trong 100g mỡ hành sẽ chứa khoảng 136 calo trong khi 100g dầu mỡ chứa đến 884 calo.

Ăn tóp mỡ có béo (mập) không?

Ăn tóp mỡ có béo (mập) không?Ăn tóp mỡ có béo (mập) không?

Như đã đề cập, 100g tóp mỡ cung cấp đến 856 calo, chiếm gần ½ nhu cầu năng lượng mỗi ngày của cơ thể. Đồng thời, hàm lượng cao các chất béo bão hòa trong tóp mỡ (axit palmitic và axit stearic) có thể phá vỡ sự cân bằng dinh dưỡng và làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và trao đổi chất.

Lúc này, các loại thực phẩm được cơ thể tiêu thụ khó mà chuyển hóa thành năng lượng và dẫn đến tình trạng mỡ thừa tích tụ ở vùng bụng, đùi, lưng, mặt. Trong một thử nghiệm giảm tiêu thụ chất béo bão hòa và đường, những người tham gia khẳng định họ đã giảm đến 7,3 kg trong vòng 14 ngày.

Từ những cơ sở trên, bạn có thể thấy việc ăn tóp mỡ chắc chắn có thể khiến cơ thể bị béo. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ xảy ra khi bạn ăn tóp mỡ thường xuyên và ăn với hàm lượng lớn. Như vậy, bạn cần điều chỉnh tần suất ăn tóp mỡ để tránh tăng cân ngoài ý muốn nhé!

Các món ăn từ tóp mỡ tốt cho sức khỏe

Mặc dù có rất nhiều món ngon từ tóp mỡ nhưng không phải tất cả chúng đều tốt cho sức khỏe. Sau đây là một vài gợi ý cho những người đang trong chế độ giảm cân, muốn hấp thu càng ít chất béo càng tốt.

Tóp mỡ cháy tỏi nước mắm

Tóp mỡ cháy tỏi nước mắmTóp mỡ cháy tỏi nước mắm

Tóp mỡ cháy tỏi nước mắm không những ít béo mà còn cực kỳ dễ chế biến. Tóp mỡ vàng mọng, dai dai, đậm vị tỏi và nước mắm, ăn cùng cơm nóng rất ngon.

Tóp mỡ kho quẹt

Tóp mỡ kho quẹtTóp mỡ kho quẹt

Tóp mỡ kho quẹt thơm nức mũi với nước kho đậm đà và cay the, thích hợp chấm cùng rau củ hoặc rưới lên cơm nóng cũng vô cùng hấp dẫn.

Tóp mỡ sốt tắc

Tóp mỡ sốt tắcTóp mỡ sốt tắc

Tóp mỡ sốt tắc độc đáo có cách chế biến vô cùng đơn giản. Hương thơm dịu nhẹ và vị chua của tắc làm vị béo ngậy của tóp mỡ giảm đi đáng kể nên ăn không bị ngán.

Tóp mỡ xào dưa chua

Tóp mỡ xào dưa chuaTóp mỡ xào dưa chua

Tóp mỡ xào dưa chua vừa không chứa nhiều calo vừa không gây ngán nhờ vị chua của dưa cải át đi vị béo của tóp mỡ.

Tóp mỡ xào cà tím

Tóp mỡ xào cà tímTóp mỡ xào cà tím

Tóp mỡ xào cà tím mang hương vị thơm ngon đặc trưng với tóp mỡ kết hợp cà tím giòn ngọt chứ không hề bị đắng. Bạn có thể ăn món này với nước tương và cơm nóng.

Lưu ý khi ăn tóp mỡ để giảm cân

Không nên ăn tóp mỡ thường xuyênKhông nên ăn tóp mỡ thường xuyên

Nếu bạn thích ăn tóp mỡ nhưng vẫn đang trong quá trình giảm cân thì nên lưu ý những điều sau đây:

  • Tóp mỡ chứa hàm lượng calories và chất béo khá cao, dễ gây tăng cân nên bạn không nên ăn thường xuyên và chỉ ăn tối đa 1 lần/tuần.
  • Để đốt cháy năng lượng dư thừa tích lũy từ việc ăn tóp mỡ, bạn cần vận động cơ thể thường xuyên bằng cách tập thể dục, chạy bộ hoặc đi bộ.
  • Ăn tóp mỡ vốn khiến lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao, cho nên, bạn cần tránh ăn cùng các món ăn giàu chất béo, các món chiên rán. Thay vào đó hãy kết hợp tóp mỡ với những loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như rau xanh, trái cây,…
  • Những người béo phì, người mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não không nên ăn tóp mỡ để bệnh không thêm trầm trọng. Phụ nữ mang thai cũng cần tránh xa tóp mỡ vì loại thức ăn này có thể gây tích tụ độc tố trong máu, gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Không ăn tóp mỡ còn sống vì sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa,…
  • Không đun nấu, chiên rán tóp mỡ ở nhiệt độ cao trong thời gian quá lâu vì sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có và sản sinh ra các chất hữu cơ hòa tan, có thể gây ung thư dạ dày và thực quản.

Trên đây là những thông tin sức khỏe có liên quan đến tóp mỡ mà Alothit.vn muốn gửi đến bạn. Mặc dù món ăn này rất ngon miệng nhưng sẽ mang lại những ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể nếu bạn ăn quá nhiều đấy nhé!

Nguồn: U.S. Department of Agriculture (USDA)

Có thể bạn quan tâm:

Alothit.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết 100g tóp mỡ bao nhiêu calo? Ăn tóp mỡ có béo không? tại Alothit.vn  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *