Ăn cua, ghẹ đã nhiều – bạn đã biết lợi ích sức khoẻ từ thịt cua, ghẹ chưa

Ăn cua, ghẹ đã nhiều – bạn đã biết lợi ích sức khoẻ từ thịt cua, ghẹ chưa

Bạn đang xem bài viết Ăn cua, ghẹ đã nhiều – bạn đã biết lợi ích sức khoẻ từ thịt cua, ghẹ chưa tại Alothit.vn  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Thịt cua, ghẹ là phần thịt tại bộ phận thân và càng của con cua, ghẹ phổ biến nhất là cua và ghẹ biển. Đa phần được lấy từ cua và ghẹ thịt, bởi loại này cung cấp nhiều thịt hơn so với những loại khác. Vậy thịt cua, ghẹ có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Các dưỡng chất có trong thịt cua

Cua, ghẹ là động vật thủy sinh, có ở nước mặn và nước ngọt, chúng có nhiều dưỡng chất như: Protein, chất béo, chất khoáng cùng những loại Vitamin khác.

Ăn cua, ghẹ đã nhiều – bạn đã biết lợi ích sức khoẻ từ thịt cua, ghẹ chưa

Cụ thể, theo Sức khoẻ và Đời sống, hàm lượng protein có trong thịt cua, ghẹ cao hơn so với những loại thịt hoặc cá khác. Lượng protein cao nhưng lại rất dễ tiêu hóa, trung bình 100g thịt cua sẽ chứa khoảng: 12,3g protid, 3,3g lipid, 5.040g canxi, 430mg phốt pho, 4,7mg sắt. Bên cạnh đó còn có lượng vitamin B1, B2, PP, B6. Lượng Cholesterol dao động từ 30 – 56 mg/kg.

Điều đặc biệt, thịt cua lại chứa rất ít hàm lượng thủy ngân, điều này rất tốt và có lợi cho sức khỏe người dùng. Ngoài ra, thịt cua còn chứa nhiều đồng, kẽm, sắt, Omega 3,…

Lợi ích và tác dụng của thịt cua, ghẹ đối với sức khỏe

Nhờ có hàm lượng dưỡng chất cao, thịt cua, ghẹ xứng đáng là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Có thể kể đến những lợi của chúng như:

Phòng và điều trị bệnh thiếu máu

Ăn cua, ghẹ giúp phòng và trị bệnh thiếu máu

Với lượng vitamin B12 và chất sắt có trong thịt cua, chúng giúp cơ thể sản xuất ra các tế bào hồng cầu. Nhờ đó có thể ngăn ngừa và chữa trị được chứng bệnh thiếu máu hiệu quả.

Giảm lượng mỡ trong máu

Ăn cua, ghẹ giảm lượng mỡ trong máu

Trong thịt cua, ghẹ chứa nhiều chất khoáng, axit béo Omega 3, magie có khả năng làm giảm lượng mỡ thừa có trong máu. Đồng thời giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về nhồi máu cơ tim, hoặc đột quỵ.

Thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển cơ bắp

Lượng protein có trong thịt cua, ghẹ nhiều hơn so với các loại cá và thịt khác, do đó bạn có thể bổ sung cho cơ thể lượng protein cần thiết có trong thịt cua.

Chúng giúp cơ bắp phát triển, giúp cho tóc, móng tay và làn da luôn trong trạng thái khỏe mạnh nhất.

Phát triển của não bộ và tim mạch

Ăn cua, ghẹ giúp phát triển não bộ

Omega 3 có trong cua, ghẹ sẽ là dưỡng chất giúp não bộ và tim mạch phát triển. Đồng thời, chúng cung cấp hàm lượng chất béo bão hòa thấp, cung cấp lượng lớn vitamin và khoáng chất, đặc biệt là selen.

Phòng ngừa bệnh viêm khớp

Ăn cua, ghẹ giúp phòng ngừa bệnh viêm khớp

Trong thịt cua có chất selen – đóng vai trò như chất chống oxy hóa, nhằm ngừa các bệnh về viêm khớp. Đồng thời, chúng còn dùng để chữa trị những vết bầm dập, trật khớp, ứ huyết hoặc gãy xương khá hiệu quả.

Ngoài ra thịt cua còn có khả năng phòng bệnh loãng xương, giúp giảm cân, ngừa mụn, giảm thiểu cholesterol, điều chỉnh huyết áp. Tốt cho phụ nữ mang thai và người lớn tuổi mắc các chứng bệnh về huyết áp, tim mạch.

Tìm hiểu thêm: Bệnh xương khớp kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh và giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp nhé!

Ăn cua, ghẹ bao nhiêu là đủ? Tác hại khi ăn nhiều

Cua, ghẹ tuy có nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ, nhưng cần ăn với lượng hợp lý, khoảng 1-2 con cua là tốt nhất. Nếu ăn quá nhiều cua, ghẹ sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.

Ăn nhiều cua, ghẹ gây ngộ độc

Những con cua, ghẹ sống ở vùng nước bị ô nhiễm thì rất dễ tích tụ lại trên cơ thể chúng nhiều chất độc khác nhau, 2 chất độc phổ biến thường gặp trên cua, ghẹ là Dioxin và PCBs gây phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan, làm tăng nguy cơ ung thư.

Ăn nhiều cua, ghẹ gây dị ứng

Ăn nhiều cua, ghẹ gây dị ứng

Cua, ghẹ là một trong các hải sản có khả năng gây dị ứng cao, nếu ăn nhiều cua, ghẹ quá hoặc với người mẩn cảm với hải sản sẽ dẫn đến dị ứng gây ra một số biểu hiện như mề đay, ngứa ngáy toàn thân, nôn nao, đau đầu, chóng mặt và thậm chí gây khó thở.

Ăn nhiều cua, ghe gây nhiễm khuẩn

Khi ăn cua, ghẹ không còn tươi sống hoặc chế biến không đúng cách có thể gây ngộ độc do một số vi khuẩn gây ra như: khuẩn cầu trùm,khuẩn, dấu phẩy.

Ăn nhiều cua, ghẹ gây khó tiêu

Ăn nhiều cua, ghẹ gây khó tiêu

Cua, ghẹ có tính hàn mạnh, vì thế nếu ăn nhiều sẽ bị lạnh bụng, đau bụng, trường hợp nặng có thể dẫn đến tiêu chảy.

Những người nào không nên ăn cua?

Mặc dù thịt cua, ghẹ rất tốt, nhưng những đối tượng sau được khuyến cáo là không nên ăn:

Người bị bệnh gout

Người bệnh gout không nên ăn cua, ghẹ

Với người có bệnh này thì khi ăn cua, ghẹ sẽ làm tăng lượng axit uric trong máu, làm tăng quá trình lắng đọng các thể purin ở khớp, gây đau nhức xương khớp.

Người mắc bệnh về thận

Trong thịt cua, ghẹ có hàm lượng natri cao, nếu ăn nhiều cua, ghẹ ở người mắc các bệnh về thận khiến bệnh nặng hơn do hàm lượng natri tăng cao.

Người mắc bệnh về gan

Hàm lượng protein trong thịt cua, ghẹ cao hơn nhiều so với thịt, cá. Hàm lượng khoáng đồng dồi dào sẽ phá huỷ các tế bào gan khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, với người mắc bệnh về gan nên ăn các thực phẩm thanh đạm sẽ tốt hơn.

Người mẩn cảm với hải sản

Người mẩn cảm không nên ăn cua, ghẹ

Cua, ghẹ gây dị ứng cao, vì vậy người mẩn cảm với hải sản tuyệt đối không được ăn, dù là một lượng nhỏ cũng có thể gây ngứa, mề đay, nôn mửa,…

Trên đây là một số thông tin về tác dụng của thịt cua đối với sức khỏe. Hy vọng sau khi biết được những thông tin này, chúng ta sẽ bổ sung thịt cua vào thực đơn hàng ngày một cách phù hợp để tốt cho sức khoẻ cả gia đình nhé.

Nguồn: Sức khoẻ và Đời sống

Có thể bạn quan tâm:

>> Cách tách thịt cua nhanh và dễ

>> Phân biệt cua đực và cua cái, nên chọn cua nào?

>> Cách chọn ghẹ ngon, thịt ngọt

Alothit.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ăn cua, ghẹ đã nhiều – bạn đã biết lợi ích sức khoẻ từ thịt cua, ghẹ chưa tại Alothit.vn  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *